TRAFFIC Logo

 

Một cá thể tê tê Ấn Độ © Rajesh Kumar Mohapatra

Tê tê Nỗ lực nhằm bảo vệ loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất thế giới

Một cá thể tê tê Ấn Độ © Rajesh Kumar Mohapatra

i

  English 

On the road to extinction in the wild

Made to endure astounding levels of poaching and illegal trade, pangolins are another wildlife victim of insatiable consumer demand from various Asian nations. 

There are eight species of pangolin, split evenly between Africa and Asia. They are shy, elusive and secretive mammals whose bodies are covered in hard, keratin scales. Recent years have seen an increase in the levels of national and international attention they are afforded but, given the legality of the pangolin market in China, reducing ingrained consumer demand is an ongoing conservation challenge. The vast majority of pangolins consumed in Asia are poached from Africa and all eight species are listed in Appendix I of CITES, prohibiting international trade.

20 tấn

tê tê và các bộ phận của chúng bị buôn bán trên thế giới mỗi năm 

159

tuyến đường buôn lậu được sử dụng bởi những kẻ buôn bán tê tê từ năm 2010–2015

Trung Quốc

và Việt Nam là hai thị trường tiêu thụ tê tê chính

1.000.000

cá thể tê tê đã bị săn trộm trong thập kỷ qua

báo cáo liên quan đến TÊ TÊ

Tìm hiểu các ấn phẩm, báo cáo và bài viết mới nhất của ​​TRAFFIC liên quan đến bảo tồn tê tê.

Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.

Dự án Đại sứ tạo nên sự thay đổi của Trung Quốc
Dự án Đại sứ tạo nên sự thay đổi của Trung Quốc

Dự án Đại sứ tạo nên sự thay đổi của Trung Quốc được triển khai từ năm 2018 nhằm hỗ trợ Chính phủ Trung Quốc trong việc giảm tiêu thụ các loài có nguy cơ tuyệt chủng do nhu cầu sử dụng tại Trung Quốc thông qua việc triển khai các sáng kiến thay đổi hành vi; tập trung vào sản phẩm từ tê tê và gỗ cẩm lai.

Dự án Đại sứ tạo nên

Wildlife TRAPS
Wildlife TRAPS

Dự án Phòng chống buôn bán, vận chuyển động thực vật hoang dã, đánh giá và xác định ưu tiên do USAID tài trợ (Wildlife TRAPS) nhằm bảo vệ voi Châu Phi thông qua việc tổ chức đào tạo, cung cấp công cụ và hỗ trợ pháp y cho các cơ quan thực thi, giám sát và phân tích thương mại và tư vấn chính sách cho chính phủ.

wildlife traps

Tại sao tê tê bị săn trộm?

Cũng như nhiều loài động, thực vật hoang dã khác, động cơ đằng sau việc sử dụng các sản phẩm từ tê tê có sự khác nhau rõ rệt giữa các quốc gia và các tầng lớp trong xã hội.

Tại Việt Nam, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, người ta cho rằng vảy tê tê có thể chữa chứng buồn nôn, đau đầu do say rượu, điều trị bệnh gan và tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Thịt tê tê cũng được xem như một món ngon được tầng lớp trung lưu giàu có và giới kinh doanh sử dụng để phô trương sự giàu có và địa vị. Không thể phủ nhận rằng nhu cầu hiện tại đối với các sản phẩm tê tê vượt xa nguồn cung sẵn có. Nhu cầu của người sử dụng đang thúc đẩy hoạt động tội phạm xuyên quốc gia, gây ra nhiều thiệt hại và dẫn đến các tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội.

nạn săn trộm bừa bãi

Tê tê Sunda

Tê tê Sunda (Manis javanica) là một trong bốn loài tê tê Châu Á.

Loài này thuộc diện Cực kỳ Nguy cấp và đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Với mức độ săn bắn và buôn bán bất hợp pháp như hiện nay cộng với việc không có biện pháp thực thi bắt buộc, quần thể tê tê trong tự nhiên có thể sẽ biến mất trong vài năm tới. Indonesia, một trong những thành trì cuối cùng của tê tê Sunda, hiện mất tới 10.000 cá thể tê tê mỗi năm do nạn buôn bán bất hợp pháp.

Hoạt động buôn bán tê tê ở Indonesia

Sunda Pangolin Manis javanica © Michael Pitts

i

Tê tê đất (Temminck)

Tê tê đất là loài tê tê duy nhất có nguồn gốc từ Zimbabwe và là một trong bốn loài tê tê Châu Phi.

Từ trước đến nay, Zimbabwe có lập trường rất rõ ràng về việc buôn bán tê tê trái phép. Nước này đã tăng cường các nỗ lực thực thi nhằm ngăn chặn bọn buôn lậu và là một ví dụ điển hình cho các quốc gia Châu Phi khác học theo. Mặc dù vậy, tê tê đất vẫn tiếp tục bị buôn bán với số lượng lớn, và hiện chưa có đầy đủ số liệu về tình trạng của quần thể loài này trong tự nhiên. Chúng hiện đang được liệt kê trong nhóm Có Nguy cơ của Sách đỏ IUCN™.

Temminck’s Ground Pangolin Smutsia temminckii © Darren Pietersen / African Pangolin Working Group

i

Tê tê Philippines

Tê tê Philippines là loài đặc hữu chỉ có ở Palawan, phía Tây Nam của đất nước, và năm hòn đảo tiếp giáp với nó.

Giống như bảy loài tê tê khác, loài này đang bị săn lùng và buôn bán một cách tàn nhẫn để đáp ứng nhu cầu về thịt và vảy trong nước và quốc tế. Các vụ bắt giữ tê tê Philippines ở nước này đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1999-2009, tăng hơn 600% trong giai đoạn 2010-2012. Loài này hiện đang được liệt kê là Có Nguy cơ Tuyệt chủng trong Sách đỏ IUCN™.

Philippine Pangolin Manis culionensis © Roger Dolorosa

i

Phần lớn các vụ thu giữ các sản phẩm từ tê tê trên thế giới đều liên quan đến vảy tê.

Những kẻ buôn lậu sử dụng rất nhiều phương thức để đối phó với Hải quan, bao gồm việc khai báo là vỏ sò và cất giấu tinh vi trong một lô hàng lớn. Báo cáo gần đây của TRAFFIC cho rằng có khoảng 20 tấn vảy tê bị buôn bán mỗi năm, phần lớn điểm đến là Trung Quốc.

Phân tích về nạn buôn bán tê tê

Vảy tê tê bị chính quyền Malaysia tịch thu trên đường từ Châu Phi © TRAFFIC

i

Báo cáo của TRAFFIC về các vụ thu giữ tê tê toàn cầu trong giai đoạn 2010-2015 cho thấy có tổng số 1.270 vụ thu giữ ở 67 vùng lãnh thổ/quốc gia.

Sự đa dạng và khối lượng của các sản phẩm tê tê đang bị buôn bán tiếp tục cho thấy quy mô đáng báo động của nạn săn trộm và các mối đe dọa mà chúng gây ra cho quần thể tê tê.